Kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn bằng nguồn ngân sách địa phương
KẾ HOẠCH
Dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2017
bằng nguồn ngân sách địa phương
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;
- Quyết định số 971/QĐ-TTg, ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
- Thông tư liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BTC-BTTTT ngày 12/12/2012 của Liên Bộ Lao động – TBXH - Bộ Nội vụ - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Bộ Công thương - Bộ Thông tin và truyền thông Hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đên năm 2020”;
- Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Quy định về đào tạo thường xuyên;
- Quyết định số 1461/QĐ-UBND ngày 24/6/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên về Phê duyệt danh mục nghề đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Quyết định số 1547/QĐ-UBND, ngày 27/6/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên về việc Ban hành Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Giấy chứng nhận Đăng ký hoạt động Dạy nghề số 158/2014/CNĐKHĐ-SLĐTBXH, ngày 22/7/2014 do Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Thái Nguyên cấp;
- Căn cứ Quyết định số 9229/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của UBND huyện Phú Bình về việc Giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017;
- Căn cứ Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDNN-GDTX huyện Phú Bình;
- Căn cứ nhu cầu học nghề và đơn xin học nghề của người lao động trên địa bàn huyện Phú Bình.
II. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
1. Đối tượng, nghề đào tạo, quy mô, địa điểm và thời gian đào tạo
- Đối tượng học nghề: Là lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, hiện đang trực tiếp lao động trong lĩnh vực nông nghiệp tại địa bàn các xã tổ chức lớp học.
- Nghề, quy mô, địa điểm và thời gian đào tạo:
TT | Nghề đào tạo | Thời gian đào tạo (ngày) | Số người/ lớp | Số lớp | Địa điểm đào tạo (dự kiến) | Đối tượng | Thời gian thực hiện (dự kiến) |
1 | Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi | 36 | 30 | 02 | xã Bảo Lý; xã Nhã Lộng | LĐNT | từ tháng 01 đến tháng 05 |
2 | Trồng rau an toàn | 36 | 30 | 03 | xã Lương Phú; xã Nhã Lộng; xã Bảo Lý | LĐNT | từ tháng 4 đến tháng 10 |
3 | Nuôi và phòng trị bệnh cho gà | 36 | 30 | 01 | xã Xuân Phương | LĐNT | Từ tháng 6 đến tháng 11 |
| Cộng |
|
| 6 |
|
|
|
2. Chương trình đào tạo
Chương trình, giáo trình dạy nghề nông nghiệp thực hiện theo chương trình khung do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành, có sự điều chỉnh bổ sung nội dung cho phù hợp với yêu cầu thực tế và thời gian thực học theo Hợp đồng đào tạo.
3. Đề xuất Phương án xử lý sản phẩm sau khi thu hồi
Căn cứ số lượng và giá trị còn lại của số công cụ, dụng cụ và vật tư phục vụ trong quá trình học tập còn lại sau khi kết thúc khóa học làm biên bản nghiệm thu và xử lý theo hình thức cho tập thể lớp học.
4. Dự toán kinh phí
TT | Tên lớp | Số hv/lớp | Số lớp | Kinh phí đào tạo/ lớp (đồng) | Kinh phí hỗ trợ tiền ăn/lớp (đồng) | Tổng kinh phí (đồng) |
1 | Nuôi và phòng trị bệnh cho gà | 30 | 01 | 40.000.000 | 15.000.000 | 55.000.000 |
2 | Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi | 30 | 02 | 40.000.000 | 10.000.000 | 100.000.000 |
3 | Trồng rau an toàn | 30 | 02 | 40.000.000 | 10.000.000 | 100.000.000 |
| Cộng |
| 05 |
|
| 255.000.000 |
III. HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI
Công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn ở Phú Bình luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương từ huyện đến xã quan tâm lãnh đạo và đang phát huy hiệu quả thiết thực. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo tại các lớp, phần lớn các học viên đã phát huy được kiến thức, kỹ năng nghề ngay vào tổ chức sản xuất của gia đình, đồng thời là nhân tố tích cực phổ biến kiến thức, kỹ năng nghề cho các hộ gia đình xung quanh, góp phần vào quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Trung tâm GDNN-GDTX huyện Phú Bình đã chủ động phối hợp với UBND các xã tiến hành mở lớp học nghề đảm bảo chất lượng, tiến độ và thanh quyết toán kinh phí đào tạo đã được duyệt xong trước tháng 12 năm 2017.
Trên đây là Kế hoạch Dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2017 của Trung tâm GDNN-GDTX huyện Phú Bình trong năm 2017./.